Cúng động thổ quận 1

Cúng đầy tháng tại Gò Vấp chất lượng

 Lễ vật cúng đầy tháng | cúng đầy tháng |Cúng đầy tháng bé gái | Cúng đầy tháng bé trai | Ngày cúng đầy tháng

Hướng dẫn cúng động thổ năm Đinh Dậu

Hướng dẫn cúng động thổ năm Đinh Dậu theo phong thủy

Địa lý phong thủy là một môn khoa học xuất phát từ hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Đây là hệ thống lý thuyết vô cùng phức tạp và trong đó mô tả mọi hoạt động tương tác có tính quy luật.
Do mang tính quy luật và được thống kê qua hàng ngàn năm tồn tại, nên bộ môn này có khả năng tiên tri và dự đoán trước dựa trên các thông tin về không gian và thời gian.
Do sự nhầm lẫn với văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, nên phong thủy lâu nay vẫn bị coi là mê tín. Việc xây nhà liên quan tới cúng động thổ, cất nóc luôn được đi kèm với cúng lễ, nên những yếu tố chính là phong thủy lại bị lãng quên, bởi nhiều người cho rằng lễ vật cúng động thổ, cất mái là đầy đủ các yếu tố của phong thủy. Do đó, đã có rất nhiều hậu quả xấu gây ra do động thổ sai vị trí, cũng như không tuân thủ theo đúng các yêu cầu của phong thủy.

Hướng dẫn cúng động thổ năm 2017 Đinh Dậu

Cúng động thổ năm 2017 cần quan tâm tới những điều gì?

1. Tuổi của người cúng động thổ

Người động thổ tức là chủ nhà, không phạm phải năm Tam Tai, Kim Lâu, Hoang Ốc là có thể động thổ. Năm 2017, các tuổi Dần - Ngọ - Tuất dù được tuổi cũng không được động thổ, cất mái.
Nếu không được tuổi, chúng ta thường hay mượn tuổi người không phạm Tam Tai, Kim Lâu, Hoang Ốc . Tuy nhiên, có rất nhiều nhầm lẫn giữa khoa học tương tác với văn hóa tâm linh, nên nhiều người cho rằng, chỉ cần cúng lễ là xong. Đối với Địa lý phong thủy Lạc Việt, thì việc mượn tuổi phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
- Nhà ở: Người động thổ phải là người có cùng huyết thống và phải lớn tuổi hơn chủ nhà (nếu người mượn tuổi là phụ nữ thì phải là người độc thân).
- Dự án: Là người có vị trí cao nhất trong công ty chủ dự án.
Đây chính là xác định các đối tượng Dương và Âm theo hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Nếu như người được mượn tuổi không cùng huyết thống, thì việc động thổ vẫn được coi là chủ nhà động thổ.
2. Vị trí động thổ
Lâu nay, nhiều người cúng động thổ theo thông lệ là động bốn góc nhà và ở giữa. Đây là việc làm rất nguy hiểm và thiếu kiến thức về phong thủy, nên dẫn tới nhiều hậu quả khó lường, bởi mỗi năm, chúng ta chỉ có thể tìm được một phương vị an toàn để động thổ.
Để xác định phương vị, chúng ta lấy tâm đất rồi chia làm tám cung bao gồm:
- Hướng Bắc thuộc cung Khảm: 337,5 độ - 22,5 độ
- Hướng Tây Bắc thuộc cung Càn: 292,5 độ-337,5 độ.
- Hướng Đông Bắc thuộc cung Cấn: 22,5 độ - 67,5 độ
- Hướng Đông thuộc cung Chấn: 67,5 độ - 112,5 độ.
- Hướng Đông Nam thuộc cung Khôn (Địa lý phong thủy Lạc Việt): 112,5 độ - 157,5 độ
- Hướng Nam thuộc cung Ly: 157,5 độ - 202,5 độ.
- Hướng Tây Nam thuộc cung Tốn (Địa lý phong thủy Lạc Việt): 202,5 độ- 247,5 độ
- Hướng Tây thuộc cung Đoài: 247,5 độ - 292,5 độ.
Trong năm 2017, theo Huyền Không Lạc Việt, thì sao Nhất Bạch nhập trung Cung, Sao Nhị Hắc ở Tây Bắc và sao Ngũ Hoàng ở phía Tây. Do đó, phương vị Tây và Tây Bắc không được phép động thổ. Năm 2017, nạp âm là năm Đinh Dậu, cho nên sao Thái Tuế, tức là sao Mộc sẽ nằm ở hướng Tây, xung Thái Tuế ở hướng Đông và Tuế Phá ở hướng Bắc. Phương Tam sát là các phương có ngũ hành xung với năm Đinh Dậu là hướng Đông, một phần Đông Bắc và Đông Nam.
Do đó, phương vị động thổ cho năm 2017 là tại hướng Tây Nam: 202,5 độ - 247,5 độ .
Động thổ chúng ta chỉ cần động thổ trong đúng khu vực cung Tây Nam và sau đó đào dần ra các phương vị khác.
3. Các lưu ý khác
Năm 2017, các sao Ngũ Hoàng đóng tại hướng Tây và Nhị Hắc tại Tây Bắc, do đó, đối với các dự án, ngôi nhà có hướng Tây và Tây Bắc thì không nên đặt các thiết bị gây tiếng động. Ví dụ các công trình thi công không nên đặt cổng ra vào, máy móc hoạt động tại hai phương vị này.
Đối với hướng Tây, năm nay đặc biệt nguy hiểm, nên chúng ta cần đặc biệt lưu ý với các căn nhà, dự án có cửa - cổng hướng Tây, bởi đây là phương vị năm nay ngoài Ngũ Hoàng Sát còn có sự tiếp sức của Thái Tuế chiếu. Đây là hai đại sát tinh rất nguy hiểm, bởi nơi nào có hai sao này chiếu đều có nguy cơ của chiến tranh, bệnh tật và tai họa khó lường.
Xin kính chúc quý độc giả của báo Đầu tư Bất động sản một năm mới Đinh Dậu thật nhiều thành công, hạnh phúc và thịnh vượng!

Mâm cúng động thổ gồm những gì?

Nhận đặt mâm cúng động thổ tại quận 1

Từ lâu đời tín ngưỡng của người Việt Nam chúng ta tin rằng: nơi nhà xưởng, cửa hàng, cơ quan, công ty hay nhà ở đồng có công thần thổ địa cai trị. Vì thế, mỗi khi động chạm đến đất đai như đào móng làm nhà, sửa sang nhà mới, cơi nới nhà ở,... ắt là có động đến công thần thổ địa, long mạch khu vực cai ngự đó nên cần phải có lễ vật cúng động thổ cúng Thổ thần.
Và cầu khẩn các vị thần này, trước là cáo lễ, sau là cầu các vị gia cát phù trì cho mọi điều được may mắn. Bài viết Cách lễ cúng động thổ sửa chữa xây nhà mới gồm những gì xin được chia sẻ đến với các bạn hiểu rõ hơn về nghi lễ cúng động thổ.
Lễ vật cúng động thổ gồm những gì?
Lễ vật cúng động thổ gồm những gì?

Tại sao làm lễ cúng động thổ xây nhà mới

Theo ông bà ta xưa làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thủy, chọn ngày tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. ...) tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Trùng phục.....) và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) và xin được làm nhà trên mảnh đất đó.
Theo Phong thủy, những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu và Hoang Ốc thì không nên làm nhà. Do điều kiện cấp bách những người này khi làm nhà phải mượn người có tuổi không phạm vào hai điều trên để làm lễ động thổ, khởi công dựng nhà. Khi bắt đầu khấn và lúc làm lễ động thổ, gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên. Sau khi hoàn tất mâm lễ cúng động thổ xong, mới trở về.
Theo sách cổ Trung Hoa, Lễ Động Thổ có từ năm 113 trước Công Nguyên. Đó là năm Mậu Thìn, vua Hán Vũ Đế thấy triều đình có tục tế Trời mà không tế Đất, nên họp lại nhằm bàn việc tổ chức Lễ Hậu Thổ để tạ ơn Thần Đất.
Ngày xưa, Lễ cúng động thổ được tiến hành hàng năm sau mùng 3 tết. Động thổ phải có lễ cúng Thổ thần để trình xin bắt đầu động đến đất cho năm mới. Các bô lão và quan viên được cử làm chủ tế và bồi tế để cúng thần Đất. Lễ vật cúng động thổ gồm nhang, rượu, y phục và vàng mã. Trong buổi lễ, ông chủ tế cuốc mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, xin Thổ thần cho dân làng được động thổ. Nếu nhà có ai tang gia thì phải nán lại, đợi lễ động thổ xong mới được đào huyệt an táng.
Ngày nay, xây dựng các công trình, người ta quan niệm là đụng đến Ông Thổ Địa nên phải làm lễ xin phép.
Sắm đồ lễ cúng động thổ, khởi công, sửa chữa
  • Một con gà.
  • 1 bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc)
  • Một đĩa xôi hoặc bánh chưng.
  • Một bát gạo, Một bát nước.
  • Một đĩa muối
  • Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.
  • Rượu trắng.
  • Bao thuốc, lạng chè.
  • Một đinh vàng hoa.
  • Năm cái oản đỏ.
  • Năm lễ vàng tiền.
  • Mâm ngũ quả
  • Năm lá trầu, năm quả cau. (hoặc 3 miếng trầu cau (đã têm)
  • Chín bông hoa hồng đỏ.
  • 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước và 1 đĩa muối gạo

Cách cúng động thổ xây nhà mới

Trước khi động thổ, gia chủ cần xem Tử Vi là ngày tháng năm nào hợp với tuổi mình nhất để khởi công. Cách cúng thường tiến hành như sau:
Lễ vật cúng động thổ được đặt ở một cái mâm nhỏ. Nếu động thổ đào móng nhà, xưởng sau khi dọn mặt bằng, đặt mâm lễ lên một cái bàn con (hay ghế cao) ở giữa khu đất sẽ được đào móng.
Gia chủ quần áo chỉnh tề, thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ mà khấn. Sau khi cúng xong, khi hương gần tàn gia chủ hóa tiền vàng, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng. Ngay sau đó tốp thợ đào móng có thể tiến hành công việc. Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân. (Nhớ mỗi kỳ đổ mái - đổ thêm tầng đều phải sắm lễ cúng vái).
- Khi nhập trạch: người mượn tuổi làm mọi thủ tục dâng hương, khấn thành lời bàn giao nhà cho gia chủ. Gia chủ làm giấy tờ mua lại nhà với giá 100.000 đồng và khấn cầu, lễ theo phần nhập trạch.)
- Khi động thổ: người mượn tuổi thay gia chủ khấn vái và cúng động thổ như trên. Lúc này gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên, sau khi hoàn tất việc động thổ xong mới trở về.
- Làm lễ cúng động thổ người cầm cuốc đào đầu tiền phải gia chủ đề trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào.
Chat
1